logo
logo
Quản lý
Xây dựng khả năng dung nạp đường miệng
Sự dung nạp đường miệng là gì?
Một người nhạy cảm với protein thực phẩm phát triển sự dung nạp đường miệng khi họ có thể tiêu thụ protein mà không gặp phản ứng miễn dịch cục bộ hoặc toàn thân.1
Đây là trạng thái cân bằng miễn dịch, khi các tế bào T điều tiết ngăn ngừa các phản ứng quá mẫn nguy hiểm đối với các kháng nguyên vô hại.2
  • Mục tiêu cuối cùng của việc quản lý dị ứng sau khi triệu chứng giảm là đạt được sự dung nạp đường miệng.3,4
  • Trung bình, hầu hết trẻ sơ sinh mắc dị ứng đạm sữa bò (CMPA) sẽ đạt được sự dung nạp đường miệng tự nhiên khi lớn lên. Trẻ em mắc dị ứng qua trung gian IgE thường vượt qua tình trạng này khi từ 3-5 tuổi, trong khi trẻ em mắc dị ứng không qua trung gian IgE vượt qua ở độ tuổi 1-2.3,5
  • Thời gian đạt được sự dung nạp đường miệng càng nhanh thì thời gian sống thoải mái không bị ảnh hưởng bởi CMPA càng sớm.5
Quẩn thể vi sinh (Microbiota) và Hệ gene vi sinh (Microbiome)
Hệ gene vi sinh (Microbiome)
Các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của hệ vi sinh cho thấy chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh đường ruột và tình trạng sức khỏe con người.6
Sự gián đoạn mối quan hệ vi sinh có thể dẫn đến các trạng thái bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm mạn tính, tự miễn dịch và rối loạn thần kinh.6
Quẩn thể vi sinh vật (Microbiota) là gì?

Quần thể vi sinh vật (microbiota) là cộng đồng vi sinh vật trong cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và bệnh tật.2Đây là một cộng đồng phức tạp và linh động, đặc thù cho mỗi người.7

Hệ gene vi sinh (Microbiome) là gì?

Gồm vi sinh vật, hệ gene của chúng và các điều kiện môi trường sống xung quanh chúng.2

Nhiều yếu tố được cho là có vai trò ảnh hưởng lớn trong việc định hình tính đa dạng và số lượng hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh trong suốt cuộc đời7.
Hình ảnh minh họa được điều chỉnh từ Aagaard K. et al., Una destinatio: EMBO Rep. 20167
Lợi khuẩn (Probiotics) và hệ gene vi sinh vật8-10
Có ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy một số chủng probiotic cụ thể có thể có lợi trong việc định hình hệ vi sinh vật đường ruột và có thể đóng vai trò điều chỉnh hệ thống miễn dịch ở trẻ em bị dị ứng.

Không phải tất cả các probiotic đều giống nhau, và cần thận trọng khi chọn một probiotic vì lợi ích lâm sàng phụ thuộc vào tính đặc hiệu của chủng và phải được nghiên cứu khoa học để chứng minh hiệu quả lâm sàng.

  • Chủng là quan trọng: Cùng loài, nhưng các "chủng" khác nhau; Không phải tất cả các chủng của cùng một loài đều giống nhau.

  • Đặc tính phụ thuộc vào chủng: Mục đích dùng khác nhau, hiệu suất khác nhau.

  • Probiotic đã được đề xuất làm biện pháp phòng ngừa và điều trị, nhằm khôi phục thành phần và chức năng khỏe mạnh của hệ vi sinh vật đường ruột.

    Chủng probiotic cụ thể như Lactobacillus rhamnosus GG (LGG), có khả năng thay đổi hệ vi sinh vật theo cách giúp phát triển khả năng dung nạp miễn dịch với các kháng nguyên trong thực phẩm, điều này đã được chứng minh lâm sàng ở trẻ sơ sinh bị dị ứng đạm sữa bò.9 Các nghiên cứu cho thấy một công thức casein thủy phân cao với LGG® giúp trẻ trở lại dùng sữa nhanh hơn so với các công thức khác, với khoảng 80% trẻ sơ sinh trở lại dùng sữa bò sau 12 tháng sử dụng.11,12

    Hướng dẫn dung nạp qua đường miệng chủ động - Thang sữa iMAP13
  • Ý nghĩa của thang này là việc nhận ra rằng sữa bò càng được nấu/nướng chín kỹ thì thường càng ít gây dị ứng vì cấu trúc protein đã bị thay đổi.

  • Thang 6 bậc bắt đầu với một dạng protein sữa được nấu/nướng rất kỹ và sau đó các bậc tiếp theo cung cấp các ví dụ về các sản phẩm từ protein sữa được nấu/nướng ít kỹ hơn.

  • Nếu thực phẩm ở bất kỳ bậc nào của thang được dung nạp, trẻ nên tiếp tục tiêu thụ loại thực phẩm này (cũng như tất cả các loại thực phẩm ở các bậc trước) và sau đó thử loại thực phẩm ở bậc tiếp theo. Nếu trẻ không dung nạp thực phẩm ở một bậc nào đó, chỉ cần quay lại bậc trước và đợi để thử lại bậc tiếp theo.

  • Thang iMAP cung cấp hướng dẫn và gợi ý cả các lựa chọn thực phẩm bán sẵn hoặc tự làm tại nhà.

  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng không qua trung gian IgE mức độ nhẹ đến trung bình được xem là an toàn để áp dụng thang iMap.

  • Lưu ý: MAP chỉ dành cho trẻ em được điều trị quản lý dị ứng protein sữa bò không qua trung gian IgE mức độ nhẹ đến trung bình.

    Thông tin thêm

    Thông tin thêm về chẩn đoán và quản lý dị ứng đạm sữa bò (CMPA) có thể được tìm thấy trong các hướng dẫn sau:

    Hướng dẫn từ Hội Nhi Khoa Việt Nam

    arrow
    • Guideline dị ứng đạm sữa bò 2022

      Diagnosis Banner
      Download Button

    Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc ban đầu

    arrow

    Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc thứ cấp

    arrow

    Tài liệu tham khảo

    arrow
    1. Pabst O and Mowatt. AM. Mucosal Immunol 2012;5(3):232–239.
    2. Marchesi J, Ravel J. Microbiome (2015) 3:31 DOI 10.1186/s40168-015-0094-5
    3. Canani RB et al. Pharmaceuticals 2012;5:655–664.
    4. Du Toit G, Meyer R, Shah N et al. Arch Dis Child Educ Pract Ed 2010;95:134-44.
    5. Cummings AJ et al. Allergy 2010;65:933−945
    6. Hemarajata P, Versalovic J. Ther Adv Gastroenterol (2013) 6(1) 39–51 DOI: 10.1177/ 1756283X12459294
    7. Aagaard K. et al. EMBO Rep. 2016 Dec;17(12):1679-1684
    8. Baldassarre ME et al. J Pediatr 2010;156:397–401.
    9. Cosenza L, Nocerino R, Di Scala C, et al. Benef Microbes 2015; 6:225–232.
    10. Canani RB et al. Nutrients 2013;5:651–662.
    11. Canani R, Nocerino R, Terrin G et al. J Allergy Clin Immunol 2012;129:580–582.
    12. Canani RB et al. J Pediatr 2013;163(3):771–777.
    13. The Milk Allergy in Primary Care (MAP) Guideline 2019. Available at: https://gpifn.org.uk/imap/(accessed June 2020).
    Lợi ích của lợi khuẩn LGG®
    Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) đã được chứng minh là có khả năng thay đổi hệ vi sinh và mang lại lợi ích lâm sàng vượt xa việc chỉ đơn thuần giảm triệu chứng dị ứng đạm sữa bò.
    Tìm hiểu thêm
    Hỗ trợ vai trò của bạn
    Truy cập các tài nguyên hữu ích về CMPA cho bạn và bệnh nhân của bạn.
    Tìm hiểu thêm