• home_icon
Chẩn đoán
Bước 2: Chẩn đoán
banner
Phương pháp xét nghiệm dị ứng
Sau khi đánh giá ban đầu, chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò (CMPA) có thể được xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp tùy thuộc vào cơ chế dị ứng được nghi ngờ.1
Qua trung gian IgE
Nếu nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò qua trung gian IgE, có thể thực hiện test lẩy da hoặc đo nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh với sữa bò.2,3 Các xét nghiệm chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế với các trang thiết bị cần thiết, dưới sự giám sát của chuyên gia y tế được huấn luyện để có thể xử lý khi trẻ có bất kỳ phản ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng đe dọa tính mạng.3
Không qua trung gian IgE
Nếu nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò không qua trung gian IgE và nếu trẻ không có phản ứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa Miễn dịch - Dị ứng hoặc chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa. NICE khuyến nghị thử loại bỏ hoàn toàn sữa bò từ chế độ ăn của mẹ (nếu trẻ chỉ bú sữa mẹ) và chế độ ăn kiêng hoàn toàn đạm sữa bò cho trẻ trong 2–4 tuần.3

Test thử thách thức ăn mù đôi đối chứng giả dược là tiêu chuẩn vàng để xác nhận dị ứng đạm sữa bò và giúp xác định ngưỡng liều gây dị ứng của đạm sữa bò ở từng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp test thử thách sữa mở được xem là đủ để chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.4

Dưới đây là bảng tổng hợp các phương pháp xét nghiệm dị ứng đạm sữa bò, phân biệt theo cơ chế qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE:2
Phương pháp xét nghiệm dị ứng2Qua trung gian IgEKhông qua trung gian IgE
Test lẩy da
Xét nghiệm máu IgE đặc hiệu
Chế độ ăn loại trừ và thử thách thực phẩm
Sơ đồ xử trí nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi
Nhẹ đến trung bình (non-IgE) (2-72h)
Tiêu hóa: Colic, GERD, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, máu trong phân
Da: Nổi mẩn, kích ứng da, viêm da
Những triệu chứng trên rất thường gặp nên cần thực hiện chẩn đoán lâm sàng, các test ăn uống loại trừ chỉ nên thực hiện nếu tiền sử có dị ứng sữa bò, đặc biệt ở trẻ chỉ bú mẹ thì cần xem xét việc tiếp tục cho bú mẹ
Chế độ ăn hoàn toàn không có sữa bò
Trẻ bú mẹ: Thử nghiệm loại trừ đạm sữa bò khỏi chế độ ăn của mẹ và bổ sung vitamin D và Calci hàng ngày
Trẻ ăn SCT và ăn hỗn hợp: Nếu mẹ không thể cho bú hoàn toàn thì sẽ dùng eHF
Nặng (non-IgE) (2-72h)
Tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, bỏ ăn, máu trong phân, phân không đều, chậm lớn
Da: Viêm da nặng
Nặng qua IgE
Sốc phản vệ
Phản ứng tức thì với triệu chứng hô hấp nặng, CVS
Cấp cứu và điều trị
Chế độ ăn không sữa bò
Trẻ chỉ bú mẹ: Thử nghiệm loại trừ đạm từ bò khỏi chế độ ăn của mẹ và bổ sung vitamin D và Calci hàng ngày
Trẻ ăn SCT và ăn hỗn hợp: Nếu mẹ không thể cho bú hoàn toàn thì dùng AAF (amino acid formula). Nếu triệu chúng không xuất hiện ở trẻ chỉ bú mẹ, thì không cần bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn của mẹ
Cần đảm bảo: Luôn đặt trong tình trạng khẩn cấp với cơ sở y tế địa phương về dị ứng
Nhẹ đến trung bình (IgE) (trong vài phút - 2h)
Tiêu hóa: Colic, nôn
Da: Mẩn ngứa, mề đay, phù mạch, viêm da
Hô hấp: Viêm mũi, viêm kết mạc.
Chế độ ăn không có sữa bò
Tiếp tục cho bú mẹ nếu có thể: Nếu các triệu chứng xuất hiện trên trẻ chỉ bú mẹ, thì thử nghiệm loại trừ đạm sữa bò khỏi chế độ ăn của mẹ và bổ sung vitamin D và Calci hàng ngày. Nếu không thì không cần loại bỏ sữa bò khỏi chế độ ăn của mẹ
Trẻ ăn SCT và ăn hỗn hợp: Nếu mẹ không thể quay về cho bú hoàn toàn
sử dụng eHF, có thể dùng công thức đậu nành (với trẻ trên 6 tháng tuổi không nhạy cảm với test IgE).
Khi các triệu chứng đã được xác định (bởi IgE test): Tiếp tục theo dõi sau test IgE và làm các thử nghiệm cho việc dung nạp
Theo Hội Nhi khoa Việt Nam. Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Hà Nội; 2023

Thông tin thêm

Thông tin thêm về chẩn đoán và quản lý dị ứng đạm sữa bò (CMPA) có thể được tìm thấy trong các hướng dẫn sau:

Hướng dẫn từ Hội Nhi Khoa Việt Nam

arrow

Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc ban đầu

arrow

Hướng dẫn lâm sàng cho chăm sóc thứ cấp

arrow

Tài liệu tham khảo

arrow
  1. National Institute for Health and Clinical Excellence. CG116:Food allergy in children and young people. 2011.
  2. Royal College of Paediatrics and Child Health. Allergy care pathways for children: food allergy. 2011.
  3. Venter C, et al. Clin Transl Allergy. 2017;7:26. Published 2017 Aug 23.
  4. Hội Nhi khoa Việt Nam. Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Hà Nội; 2023.