• home_icon
banner
Lợi thế độc đáo của LGG®
Cơ sở khoa học - Cải thiện
hệ vi khuẩn đường ruột1
hexagon_bannerhalf_hexagon
Câu chuyện về lợi khuẩn (probiotic)
modal
Hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh giúp phát triển hệ miễn dịch và khả năng dung nạp.1
modal
Hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm.2
Probiotic giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột nhưng tác dụng chống dị ứng thực phẩm tùy vào từng chủng vì đặc tính và hoạt tính khác nhau giữa các loại probiotic.1,2
Các đặc tính quan trọng của LGG®
LGG® là probiotic được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực dị ứng thực phẩm.1
modal
Khả năng sống sót để đến được ruột1
  • Đây là điều kiện tiên quyết để probiotic tạo ra hiệu quả.
  • LGG® có khả năng tồn tại trong quá trình vận chuyện qua đường tiêu hóa, biểu thị bằng việc thường được tìm thấy nhất trong phân so với các chủng khác và có thể phân lập, nuôi cấy ở dạng nguyên vẹn.
Bảo vệ chức năng hàng rào đường tiêu hóa và kiểm soát tính thấm1
  • Thiếu các thành phần quan trọng của hàng rào đường tiêu hóa (như mucin) sẽ làm tăng tính thấm ở ruột và có thể dẫn đến viêm.
  • LGG® được chứng minh có vai trò làm giảm tính thấm của ruột, thúc đẩy các phản ứng miễn dịch bảo vệ và giảm nguy cơ viêm ruột.
Tác dụng sinh học chống dị ứng1
  • LGG® được chứng minh cân bằng đáp ứng Th1/Th2, điều hòa miễn dịch và giảm phản ứng dị ứng (giảm IL-4, IL-5, IL-13 và sản xuất IgE đặc hiệu).
  • Bổ sung LGG® ở trẻ viêm da cơ địa và nghi dị ứng đạm sữa bò giúp tăng IgA và giảm TNF-α so với giả dược.
Giúp cân bằng thành phần của hệ vi khuẩn1
  • Butyrate có tác dụng chống dị ứng, điều chỉnh tế bào Treg, thúc đẩy chức năng hàng rào đường ruột, nhờ đó có thể đóng vai trò bảo vệ trong dị ứng thực phẩm.
  • LGG® cân bằng thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột, làm tăng số lượng các loài vi khuẩn sản xuất butyrate và tăng mức butyrate ở trẻ sơ sinh CMPA qua hoặc không qua trung gian IgE.
Tác dụng có lợi của LGG® đối với cơ chế gây bệnh của dị ứng đạm sữa bò (phỏng theo Cozensa 2015)
modal
LGG®:Lactobacillus rhamnosus GG;
Th1: Tế bào T giúp đỡ loại 1
Theo Hội Nhi khoa Việt Nam. Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Hà Nội; 2023
modal
Phối hợp eHCF + Lactobacillus casein Bifidobacterium lactis không cải thiện khả năng dung nạp sữa ở trẻ sơ sinh CMPA sau 12 tháng sử dụng.3*
modal
Phối hợp eHCF + Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) giúp tăng khả năng tái dung nạp sữa ở trẻ sơ sinh CMPA sau 6 và 12 tháng sử dụng. và CMPA sau 12 tháng sử dụng.4†
magnifying_icon
eHCF - Extensively hydrolyzed casein formula: sữa công thức casein thủy phân toàn phần; CMPA – Cow's milk protein allergy: dị ứng đạm sữa bò
Tài liệu tham khảo
  • Hội Nhi khoa Việt Nam. Cập nhật chẩn đoán và điều trị dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em. Hà Nội; 2023.
  • Bunyavanich S, Berin MC. J Allergy Clin Immunol. 2019;144(6):1468-1477.
  • Hol J, et al. J Allergy Clin Immunol. 2008;121(6):1448-1454.
  • Berni Canani R, et al.J Allergy Clin Immunol. 2012;129(2):580-582.e5825.

* Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược (2004–2007), 119 trẻ sơ sinh (<6 tháng tuổi) dị ứng đạm sữa bò (CMPA) được phân ngẫu nhiên vào nhóm dùng sữa công thức casein thủy phân toàn phần (eHCF) chứa Lactobacillus casei và Bifidobacterium lactis, n=59) và nhóm chứng (dùng eHCF với giả dược n=60).
Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược (2008–2010), 80 trẻ sơ sinh (1–2 tháng tuổi) CMPA được phân ngẫu nhiên vào nhóm chỉ dùng eHCF (n=40) và nhóm dùng eHCF + LGG (n=40).